TUNTHETHAO365.ORG
facebook tiktok youtube
Gửi bài
back-to-top
Bóng đá

Robin Van Persie: 'Tuyệt phẩm cuối cùng' của Sir Alex và quá khứ đáng quên

Thứ tư, 25/12/2024 23:17 (GMT+7)

Bạn có biết rằng cuộc đời và sự nghiệp của Robin van Persie “sóng gió” hơn rất nhiều so với tưởng tượng không? Từ việc có thể khoác áo đội tuyển Indonesia, là học sinh cá biệt thuở đi học, hay màn “đá sân nhỏ” với gái làng chơi xong bị kiện phải ngồi tù. Nghe thật lắm chông gai...

Ắt hẳn khi tiếp nhận thông tin Robin van Persie có gốc gác Indonesia, chúng ta sẽ đều rơi vào trạng thái “nghi ngờ”. Bởi thực tế nhìn cầu thủ này chẳng có bất kỳ nét Á Đông nào. Ấy vậy, ít ai ngờ được bà ngoại của anh lại là người Indonéia chính hiệu. Tức là nếu chỉ xét trên thủ tục giấy tờ, Van Persie hoàn toàn có thể khoác áo Indonesia, tất nhiên là với điều kiện anh chưa chọn màu áo tuyển Hà Lan.

Tuy nhiên, đó chỉ là “nếu”, bởi chàng trai ấy sinh ra và lớn lên tại quốc gia đại diện cho loài hoa Tulips. Sinh ra và lớn lên tại khu vực đa sắc tộc của vùng Rotterdam, tuổi thơ của cậu bé Robin đã phải trải qua biến cố khi cha mẹ ly hôn. Van Persie về sống với bố nhưng đứng trước cảnh gia đình đổ vỡ ngay trước mắt, chú nhóc ngoan ngoãn đáng yêu đã bị tổn thương và trở nên bất cần, ngổ ngáo.

Robin Van Persie: 'Tuyệt phẩm cuối cùng' của Sir Alex và quá khứ đáng quên - Ảnh 1
Robin Van Persie trải qua tuổi thơ nhiều biến cố

Ở trường, Van Persie hầu như ngày nào cũng bị phạt đứng bảng hoặc đuổi ra khỏi lớp vì những trò quậy phá, đánh bạn. Ông Bob cũng phát mệt vì cứ phải trông chừng rồi quát nạt cậu con trai nghịch ngợm. Tuy nhiên, nếu mọi thứ vẫn diễn ra như vậy, thì cái tên Robin van Persie đã không có mặt trong thế giới túc cầu rồi. Vậy nên phải có một bước ngoặt đã giúp ngựa chứng Hà Lan tỉnh ngộ.

Đó là vào năm 12 tuổi, Robin muốn được nói chuyện một cách nghiêm túc với bố, vì cậu đã tìm ra được đam mê của mình – đó chính là bóng đá. Nơi chứng kiến sự phát triển tài năng của Persie, đó là một sân bóng bằng bê tông khá nhỏ nằm sâu trong con đường làng. Bọn trẻ ở đây gọi mảnh sân là “Cái lồng” vì nó được bao quanh bằng những sợi dây thép, và ngày nào cậu nhóc Robin cũng có mặt.

Để rồi tới năm 14 tuổi, tiềm năng của anh đã thu hút sự chú ý của CLB Excelsior. Một lời mời khiến Persie đồng ý ngay lập tức. Và đó chính là chiếc cầu nối để anh chuyển sang Feyenoord – một trong tam đại gia mạnh nhất của bóng đá Hà Lan.

Rồi khi tuổi 20 cập bến, một món quà không thể nào tuyệt vời hơn đã được gửi thẳng tới hòm như nhà Van Persie. Arsenal đã nhìn thấy và HLV Arsene Wenger cũng vô cùng bồ kết cậu trai này. Vậy là lời đề nghị trị giá 4,5 triệu euro đã xuất hiện. Mà Arsenal lúc đó đang bá đạo tại Ngoại hạng Anh. Và đối với mọi cầu thủ trẻ thời điểm ấy, được làm việc cùng Giáo sư Wenger đúng là chẳng khác nào một giấc mơ.

Chính vì lẽ đó, Persie có lần đầu xuất ngoại khi đáp thẳng chuyến bay tới London, và phần còn lại chính là lịch sử. Anh có trận ra mắt câu lạc bộ trong chiến thắng 3-1 trước Manchester United, tại FA Community Shield vào ngày 8/8/2004.

Khỏi phải nói HLV Wenger thích Persie cỡ nào. Một cầu thủ còn trẻ mà đã chơi tốt nhiều vị trí trên hàng công, đó là điểm cộng rất lớn trong mắt Giáo Sư. Không những thế, anh tự chuyển hóa phong cách chơi của mình cực nhuyễn đối với từng vai trò khác nhau. Tuy nhiên điểm chung là dù dạt cánh hay đá cắm, cầu thủ Hà Lan đều đáp ứng tốt mọi yêu cầu về kỹ, chiến thuật. Hoặc có đôi khi, anh tự mình giải quyết vấn đề tấn công cho toàn đội.

Robin Van Persie: 'Tuyệt phẩm cuối cùng' của Sir Alex và quá khứ đáng quên - Ảnh 2
HLV Wenger là người đưa Robin Van Persie về Arsenal

Chình vì vậy trong mùa giải đầu tiên tại Premier League 2004/05, Persie đã có tới 18 trận đá chính, 23 trận vào sân thay người. Anh kịp ghi 10 bàn trên mọi mặt trận, một thành tích không đến nỗi nào đối với 1 tân binh trẻ. Một cú đề pa ổn đã mở ra 8 năm đầy thăng trầm của tiền đạo Hà Lan tại thành London. Nhưng nếu để nói kỷ niệm ngọt ngào nhất đối với Persie, thì đó phải là quãng thời gian tại Manchester United. 

Dù chi gắn bó với đội chủ sân Old Trafford 3 mùa giải, nhưng chức vô địch EPL 2012/13 lại như một giấc mơ mà mãi ngôi sao Hà Lan mới chạm tới. Và chính Robin cùng với những cú vô lê 1 chạm mang đậm thương hiệu của mình, đã đem tới vinh quang cho cả anh lẫn đội bóng thành Man. Persie cũng được xem là “tuyệt phẩm cuối cùng” của Sir Alex Ferguson, trước khi Ngài máy sấy tóc nói lời chào tạm biệt với Nhà hát của những giấc mơ. 

Ấy thế nhưng để có một cầu thủ đẳng cấp như thế, Van Persie cũng đã phải tự đấu tranh với chính mình rất nhiều. Lý do là bởi từ khi vừa mới chuyển từ Hà Lan tới Anh, thanh niên chưa kịp đá hay đã  “hư” trở lại. Câu chuyện được bắt đầu khi trò cưng của Wenger quay về Rotterdam tháng 6/2005, để tập trung cùng đội tuyển quốc gia Hà Lan chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2006.

Trong một lần hám của lạ, Persie đã chung chăn gối với một gái làng chơi có tên Sandra Boma Krijgsman. Tuy nhiên vụ ăn vụng này đã bị chính Krijgsman tố giác, và thậm chí còn buộc tội Persie đã 'hấp diêm' mình. Và thế là khi sự việc trở nên cao trào khiến cả 2 phải đưa nhau tới đồn cảnh sát, tiền đạo sinh năm 1983 đã phải ăn cơm tù 14 ngày để điều tra. Sau cùng, Van Persie cũng được trả lại sự trong sạch, khi cảnh sát kết luận màn quan hệ này đều đã được 2 bên tình nguyện chấp thuận.  

Thế nhưng chính Robin đã chia sẻ, quãng thời gian 2 tuần ngồi bóc lịch ấy đã để lại trong anh những nỗi ám ảnh không thể quên. Ngôi sao Arsenal khi ấy thừa nhận: Bầu không khí trong nhà tù với xung quanh toàn những tên lưu manh, và việc bị đối xử như tội phạm đã biến anh thành một người hung hãn, sẵn sàng gây sự với bất cứ ai.

Robin Van Persie: 'Tuyệt phẩm cuối cùng' của Sir Alex và quá khứ đáng quên - Ảnh 3
Robin Van Persie từng phải ngồi tù vì bê bối tình ái

Đó chính là nhân cách ngổ ngáo từ nhỏ mà Persie đã cố gắng chôn giấu đi. Nhưng khi mọi thứ trật quỹ đạo, con quỷ bên trong anh lại tỉnh giấc. Nghiêm trọng thay, nó khiến cho ngôi sao này chán mọi thứ, kể cả sự nghiệp quần đùi áo số của mình. Rất may, Robin van Persie lại có cho mình cô vợ quá đỗi tuyệt vời. Nàng thơ Bouchra không những tha thứ cho tội “ăn phở” của chồng, mà cô còn sẵn sàng ở bên cạnh để giúp Robin sống lại đam mê chơi bóng.

Sau cùng, nhờ tình yêu và lòng vị tha của Bouchra đã mang Persie trở lại. Anh quay về Arsenal và chiến đấu hết mình. Một năm sau đó, đôi vợ chồng son hạnh phúc chào đón sự ra đời của bé trai đầu lòng Shaqueel. Và niềm hạnh phúc được nhân lên gấp bội, với sự ra đời của bé gái Dina Layla vào năm 2009.

Quả thực để có một Van Persie vĩ đại trong giới túc cầu, đó là một hành trình không hề dễ dàng chút nào. Từ tuổi thơ thiếu thốn tình thương của mẹ, cho đến màn “bóc bánh trả tiền” bị cả nước biết,… tất cả đều để lại ám ảnh tâm lý cho tiền đạo Hà Lan. Và anh đã từng chỉ biết giải quyết bằng sự bất cần đời của mình, cho đến khi gặp bà xã Bouchra. Bằng không, làm sao làng túc cầu được chứng kiến những cú bắt vô lê 1 chạm đẳng cấp, hay pha đánh đầu theo kiểu Flappy Bird tại World Cup 2014 xứng đáng lưu danh sử sách của “thiên thần sa ngã” Robin van Persie. 

TIN LIÊN QUAN

Nhận định bóng đá