Olympic Athens 2004: Thế vận hội trở về ‘nhà’
Thứ năm, 22/07/2021 18:34 (GMT+7)
Kỳ Olympic 2004 có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu thông tin về lịch sử các kỳ Olympic, bao gồm Thế vận hội 2004 trên Xxsmienbac.com.
Hy Lạp là nơi khai sinh ra phong trào Olympic cổ với sự kiện thể thao lớn được tổ chức từ năm 776 trước Công nguyên. Đến năm 1896, Athens là nơi đăng cai Đại hội Olympic hiện đại đầu tiên trong lịch sử. Ở kỳ Thế vận hội này, 241 vận động viên đến từ 14 quốc gia đã có mặt tại đây để tranh tài ở 43 nội dung thi đấu.
108 năm sau (2004) Olympic đã trở về “nhà”, khi Athens một lần nữa được chọn là nơi đăng cai ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh. Sau 17 ngày tranh tài sôi nổi, Thế vận hội mùa hè 2004 được được đánh giá là thành công mĩ mãn về khâu tổ chức. Thời điểm đó, Chủ tịch IOC Jacques Rogge tuyên bố Olympic Athens là “Thế vận hội trong mơ, không thể nào quên”.
Địa điểm tổ chức
Quá trình chọn thành phố đăng cai Olympic mùa hè 2004 chính thức diễn ra vào ngày 5 tháng 9 năm 1997. 5 thành phố lọt vào danh sách rút gọn là Rome của Italia, Cape Town của Nam Phi, Stockholm của Thụy Điển, Buenos Aires của Argentina và Athens của Hy Lạp. Cuối cùng, Athens đã lần lượt vượt qua 4 đối thủ còn lại để giành quyền đăng cai.
Linh vật
Tại Olympic Athens 2004, Phevos và Athena là bộ đôi linh vật với tên gọi liên quan đến hai vị thần trên đỉnh Olympus. Phevos là tên gọi khác của Apollo, vị thần ánh sáng và âm nhạc còn Athena là nữ thần trí tuệ kiêm người bảo hộ cho thành phố Athens. Hai linh vật này tượng trưng cho mối liên kết giữa Hy Lạp cổ đại với Thế vận hội hiện đại.
Phevos và Athena là anh em, mang hình dáng của búp bê đất nung điển hình có hình dạng giống như một chiếc chuông từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, tên là “daidala”. Chúng tượng trưng cho niềm vui cũng như giá trị của Thế vận hội. Việc lựa chọn anh trai - em gái là để thể hiện sự hòa hợp, bình đẳng giới cũng như tình anh em. Phevos mặc áo dài màu xanh lam, gợi nhớ đến biển và màu của biểu tượng Thế vận hội còn Athena mặc áo dài màu cam, liên tưởng tới mặt trời cũng như biểu tượng Paralympic.
Huy chương
Mặt trước của huy chương mô tả cảnh nữ thần Nike bay vào sân vận động Panathenaic. Bên trên có biểu tượng 5 vòng tròn của Olympic. Mặt sau được ghi đoạn văn bằng tiếng Hy Lạp được sáng tác vào năm 460 TCN để tôn vinh Alcimedon xứ Aegina đã chiến thắng ở môn vật. Ngoài ra còn có hình ảnh ngọn lửa vĩnh cửu được thắp sáng trên đỉnh Olympia.
Các kỷ lục bị phá tại Olympic Athens 2004
Kenenisa Bekele, Ethiopia - 10,000m chạy nam
Liu Xiang, Trung Quốc - 110m vượt rào nam
Timothy Mack, Mỹ - nhảy sào nam
Virgilijus Alekna, Lithuania - ném đĩa nam
Joanna Hayes, Mỹ - 100m vượt rào nữ
Yelena Slesarenko, Nga - nhảy cao nữ
Yelena Isinbayeva, Nga - nhảy sào nữ
Osleidys Menendez, Cuba - ném lao nữ
Ian Thorpe, Australia - 200m bơi tự do nam
Aaron Peirsol, Mỹ - 200m bơi ngửa nam
Kosuke Kitajima, Nhật Bản - 200m bơi ếch nam
Michael Phelps, Mỹ - 100m bơi bướm nam
Michael Phelps, Mỹ - 200m bơi bướm nam
Michael Phelps, Mỹ - 200m bơi hỗn hợp cá nhân nam
Michael Phelps, Mỹ - 400m bơi hỗn hợp cá nhân nam
Luo Xuejuan, Trung Quốc - 100m bơi ếch nữ
Amanda Beard, Mỹ - 200m bơi ếch nữ
Bảng tổng sắp huy chương
Kết thúc Olympic 2004, Mỹ dẫn đầu tuyệt đối bảng tổng sắp với thành tích thuyết phục với 36 HCV, 39 HCB và 26 HCĐ. Trung Quốc đứng thứ hai với 32 HCV, 17 HCB và 14 HCĐ trong khi Nga đứng thứ 3 với 28 HCV.
Bảng tổng sắp huy chương Olympic 2004 (10 đoàn dẫn đầu)
Đoàn thể thao Việt Nam
Tại Olympic Rio 2004, đoàn Việt Nam góp mặt 10 VĐV tham dự ở 6 môn thể thao gồm: Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Quốc Huân (Taekwondo), Lê Văn Dương, Bùi Thị Nhung (Điền kinh); Nguyễn Hữu Việt, Phan Thị Hạnh (Bơi lội); Nguyễn Thị Thi, Phạm Thị Hiền (Rowing); Đoàn Kiến Quốc (Bóng bàn); Nguyễn Mạnh Tường (Bắn súng).
Kết thúc Thế vận hội, đoàn Việt Nam không giành được tấm huy chương nào.
Thông tin cơ bản về Olympic 2004
Thành phố đăng cai: Athens (Hy Lạp)
Thời gian thi đấu: 13 đến 29/8/2004
Số VĐV tham dự: 10625
Số đoàn tham dự: 201
Số môn thi đấu: 28 (301 nội dung)