TUNTHETHAO365.ORG
facebook tiktok youtube
Gửi bài
back-to-top
Bóng chuyền Bóng chuyền Việt Nam

Nốt trầm của Thanh Thúy tại giải bóng chuyền VĐQG Nhật Bản

Thứ hai, 21/03/2022 09:53 (GMT+7)

Mùa giải 2022, cô gái vàng của bóng chuyền Việt Nam thi đấu tại Nhật Bản trong màu áo PFU BlueCats và trở thành nhân tố chính của đội bóng song bên cạnh đó vẫn có những nốt trầm không mong muốn.

So với thời điểm năm 2019 khi Thanh Thúy cập bến Denso AiryBees tại giải bóng chuyền VĐQG Nhật Bản thì mùa giải này được coi là thành công rực rỡ. Thanh Thúy trở thành nhân tố chính trong đội hình xuất phát của PFU BlueCats trong tất cả mọi trận đấu, giải đấu mà đội bóng tham dự.

Không chỉ luôn ra sân trong đội hình xuất phát, Thanh Thúy trở thành cái tên quan trọng nhất trong sơ đồ chiến thuật của HLV Sakamoto. Việc sở hữu tố chất ngôi sao và khả năng tầm cỡ châu lục giúp Thanh Thúy sớm hòa nhập với đôi và nhanh chóng biến mình thành quân bài không thể thiếu trong màu áo “Mèo xanh”.

Nốt trầm của Thanh Thúy tại giải bóng chuyền VĐQG Nhật Bản - Ảnh 2
Thanh Thúy có trận đấu đầu tiên thi đấu đối chuyền (ảnh: PFU BlueCats)

Khác xa với thời điểm năm 2019 khi khoác áo đội bóng mạnh Denso Airy Bees, bởi khi đó Thanh Thúy rất ít cơ hội được vào sân hoặc chỉ vào sân khi trận đấu cơ bản đã an bài. Có thể nói, với Thanh Thúy, mùa này là một trong những mùa giải thành công vượt bậc như với thời điểm cô khoác áo AttackLine tại Đài Loan đầu năm 2019.

Theo thống kê, Thanh Thúy luôn nằm trong Top những vận động viên ghi điểm hàng đầu giải đấu mặc dù vị trí của cô không phải thi đấu sở trường. Vị trí sở trường của Thanh Thúy là chủ công, đối chuyền nhưng dưới thời HLV Sakamoto, Thanh Thúy thi đấu phụ công và cô ít có đất diễn hơn là điều hiển nhiên.

Nốt trầm của Thanh Thúy tại giải bóng chuyền VĐQG Nhật Bản - Ảnh 1
Khi Valdez trở lại, Thanh Thúy phải trở về vị trí phụ công trái sở trường (ảnh: PFU BlueCats)

Mới đây, PFU BlueCats thua 8 trận liên tiếp tại giải bóng chuyền VĐQG Nhật Bản khiến vị trí của đội bóng tụt xuống thứ 9/12 đội là điều đáng buồn và ngày càng xa rời mục tiêu Top 4 đội mạnh nhất V.League 2021 - 2022. Thi đâu trong đội hình một đội bóng yếu tại giải bóng chuyền VĐQG Nhật Bản giúp Thanh Thúy có nhiều cơ hội ra sân nhưng để khẳng định mình thì Thúy khó có cơ hội so với các ngoại binh khác đang khoác áo JT Marvelous hay Toray Arrows hiện đang dẫn đầu giải bóng chuyền V.League.

Được ra sân nhiều hơn song thi đấu ở vị trí trái sở trường khiến cô khó có thể phát huy hết tầm ảnh hưởng cũng như khả năng chuyên môn là điều khá đáng tiếc. Có thể thấy trong trận đấu được trả lại đúng vị trí sở trường khi Melisa Valdez không thể thi đấu, Thanh Thúy đã có màn trình diễn chói sáng với khả năng ghi điểm tuyệt vời như thế nào. Trước một đối thủ khá mạnh như Okayama Seagulls, Thanh Thúy vẫn một mình độc diễn và ghi tới 26 điểm (số điểm nhiều nhất của Thanh Thúy trong 1 trận đấu từ khi khoác áo PFU BlueCats) là một sự khẳng định của cô gái vàng bóng chuyền Việt Nam.

Nốt trầm của Thanh Thúy tại giải bóng chuyền VĐQG Nhật Bản - Ảnh 3
PFU BlueCats không phải là đội bóng mạnh tại V.League (ảnh: PFU BlueCats)

Mùa này, PFU BlueCats đặt mục tiêu lọt Top 4 đội mạnh nhất giải bóng chuyền VĐQG Nhật Bản, song tới thời điểm này khi đội bóng đã trải qua 27 trận với 11 trận thắng, 16 trận thua và đang xếp thứ 9/12 đội thì mục tiêu ấy đã quá xa vời. Với cá nhân Thanh Thúy, mùa giải 2021 - 2022 tại Nhật Bản có thể nói là thành công song bên cạnh đó vẫn có những nốt trầm khiến cô không thể tỏa sáng một cách rực rỡ như kỳ vọng. Với nhiều người hâm mộ, họ mong muốn thấy một Thanh Thúy rực sáng hơn nữa trong màu áo CLB mạnh và điều đó giúp thần tượng của họ khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình trong làng bóng chuyền châu lục.

TIN LIÊN QUAN

Nhận định bóng đá