Đội hình trong bóng rổ cơ bản mà bạn nên biết
Thứ hai, 13/09/2021 14:28 (GMT+7)
Đội hình trong bóng rổ cần được sắp xếp sao cho khéo léo chỉ với 5 vị trí trên sân. Cân nhắc lựa chọn mỗi vị trí tùy theo thế trận từng thời điểm rất quan trọng
Thông thường trong một đội hình bóng rổ cơ bản gồm 5 vị trí. Chiến thuật của mỗi trận bóng rổ đều khác nhau. Nhưng thường chia đội thành 3 nhóm cơ bản để bắt đầu 1 trận đấu.
3 NHÓM ĐỘI HÌNH BÓNG RỔ CƠ BẢN
Đội hình 2-3
Đây là đội hình cổ điển được sử dụng bởi nhiều đội bóng rổ. Trong cách bố trí 2-3, hai cầu thủ phòng ngự được bố trí gần nhau và áp sát khu vực “nút cổ chai”.
Cách bố trí này là được đánh giá là khá hiệu quả bởi vì chúng khiến đối phương gặp khó trong việc áp sát vòng cung, bắt buộc đối phương phải sử dụng vũ khí ném xa. Cách vận hành hệ thống này thường được áp dụng để chống lại các đội yếu trong khả năng ném 3.
>>>Xem thêm Các vị trí trong đội hình bóng rổ
Các đội bóng có trung phong giỏi thường sẽ phải đối mặt với hệ thống 2-3 của đối phương. Ngược lại, những Golden State Warriors, Portland Trail Blazers thì sẽ rất thích nếu gặp đối thủ chơi với sơ đồ 2-3 bởi họ có những hậu vệ giỏi, trong khi vị trí trung phong thường khá mờ nhạt.
Đội hình 3-2
Cách bố trí 3-2 giống như 2-3, nhưng đảo ngược với ba cầu thủ phòng ngự án ngữ ở vòng cung 3 điểm và hai cầu khác bảo vệ khu vực dưới rổ. Đội hình 3-2 kém hiệu quả hơn so với đội hình 2-3 khi bị đối thủ tấn công ở hai cánh. Tuy nhiên, cách bố trí 3-2 khá hiệu quả trong việc giữ cho cầu thủ rê bóng của đối phương không thể đột nhập thẳng vào vòng cung ba điểm.
Nhiệm vụ chính của cách bố trí này này cản những úp rổ dễ dàng, đồng thời khiến đối phương phải áp dụng những cú ném xa. Nhưng ném xa với đội hình 3-2 cũng không dễ, bởi sẽ có nhiều cầu thủ ập đến trước khi bạn nhắm bắn.
Đội hình 1-3-1
Cách bố trí này bao gồm ba cầu thủ phòng ngự, một đứng dưới rổ và một án ngữ khu vực “nút cổ chai”. Đội hình 1-3-1 chủ yếu gắn với chiến thuật giăng bẫy mang khá nhiều rủi ro bởi nó dùng để khóa các cầu thủ đa năng của đối thủ, tạo áp lực buộc đối phương phải chuyền và dứt điểm trong tư thế khó.
Các đội phải có kỹ năng phòng ngự rất tốt nếu muốn chơi với cách bố trí 1-3-1. Vì gắn với nhiều rủi ro nên không được sử dụng thường xuyên như 2-3 hoặc 3-2.
Đội hình 1-3-1
Mỗi đội hình trong bóng rổ đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Để phù hợp với từng trận đấu cần xem xét đưa ra chiến thuật phù hợp nhất.