TUNTHETHAO365.ORG
facebook tiktok youtube
Gửi bài
back-to-top
Võ thuật

Dấu ấn xã hội hóa của Muay TPHCM từ giải vô địch các CLB toàn quốc

Thứ hai, 11/03/2024 06:00 (GMT+7)

Bên cạnh việc đảm bảo một vị trí trong nhóm đầu ở giải vô địch các câu lạc bộ Muay toàn quốc 2024, Muay Thành phố Hồ Chí Minh còn gây ấn tượng bằng mô hình hoạt động chuyên nghiệp, bài bản theo hướng xã hội hóa.

Tự lực, tự chủ tài chính

Từ lâu, TP Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có phong trào tập luyện, thi đấu Muay sôi động nhất cả nước. Đơn vị này tiếp tục thể hiện vị thế bằng việc đứng vị trí nhì toàn đoàn tại giải vô địch các câu lạc bộ Muay toàn quốc 2024 vừa qua với 4 HCV, 4 HCB, 7 HCĐ.

Dấu ấn xã hội hóa của Muay TPHCM từ giải vô địch các CLB toàn quốc - Ảnh 1
Muay TPHCM là đơn vị đi đầu trong việc xã hội hóa thể thao

Tuy nhiên, điểm ấn tượng của Muay TP Hồ Chí Minh tại giải toàn quốc vừa qua không chỉ dừng lại ở những tấm huy chương. Họ cũng là đơn vị đi đầu trong xu hướng xã hội hóa thể thao. Theo thông tin iXxsmienbac.com ghi nhận, kinh phí hoạt động của toàn đội được sử dụng nguồn xã hội hóa, không dựa vào ngân sách.

Một trong những nguyên nhân giúp đội Muay (và cả Kickboxing) TP Hồ Chí Minh có thể huy động kinh phí xã hội hóa là khả năng vận động tài trợ. Nhiều năm trước khi cụm từ "kinh tế thể thao" được đề cập tại Việt Nam, họ đã chủ động trong việc tìm kiếm hợp đồng tài trợ.

Ở thời điểm hiện tại, Muay TP Hồ Chí Minh đã ký hợp đồng tài trợ với một trong những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam. Các thành viên trong đội cũng có ý thức rõ ràng, chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ với nhà tài trợ bằng hình ảnh quảng bá trên mạng xã hội.

Một hoạt động khác được Muay Kickboxing TP Hồ Chí Minh tiên phong là tổ chức sự kiện võ thuật chuyên nghiệp. Đơn vị này đã tổ chức thành công nhiều sự kiện có quy mô lớn, thu hút hàng vạn khán giả đến xem trực tiếp. Nhiều võ sĩ của đội cũng du đấu tại Hàn Quốc, Thái Lan và nhiều quốc gia khác.

Xã hội hóa như thế nào?

Muay không giống bóng đá, một môn thể thao phổ biến ở tầm đại chúng. Vào thời điểm khán giả Việt Nam mới biết đến Muay, môn võ xuất xứ từ Thái Lan thậm chí còn chịu nhiều điều tiếng tiêu cực. Ở một góc độ nào đó, cách quảng bá của Muay TP Hồ Chí Minh đã gạt bỏ đi điều tiếng ấy.

Dấu ấn xã hội hóa của Muay TPHCM từ giải vô địch các CLB toàn quốc - Ảnh 3
Các thành viên của đội Muay TPHCM có ý thức rõ ràng trong việc thực hiện nghĩa vụ cùng nhà tài trợ

Thứ nhất, những nhà quản lý của Muay TP Hồ Chí Minh định hình rất rõ cách phát triển Muay. Đây là một môn võ, một môn thể thao. Các võ sinh tham gia không chỉ được rèn luyện về kỹ thuật thi đấu và cách ra đòn. Họ còn được giáo dục một cách đúng đắn, để không lạm dụng võ thuật vào việc sai trái.

Thứ hai, Muay TP Hồ Chí Minh có một tư duy rất sớm trong việc quảng bá "chúng tôi đang làm gì". Rất nhiều hoạt động của đơn vị như tập luyện cho huấn luyện viên, huấn luyện trọng tài, tham gia công tác xã hội, thực hiện nghĩa vụ với nhà tài trợ... được chia sẻ rộng rãi, công khai.

Trong thời buổi hiện nay, để tìm kiếm được nhà tài trợ, các đội thể thao không thể ngồi một chỗ và chờ Mạnh Thường Quân tự đến. Họ phải chủ động quảng bá, giới thiệu bản thân, đồng thời mang lại giá trị cho xã hội trước khi kỳ vọng nhận về những giá trị khác. Đó là cách được Muay TP Hồ Chí Minh thực hiện nhiều năm qua, và họ đã thành công với hướng đi này.

Trong bối cảnh kinh phí cho ngành thể thao có xu hướng dịch chuyển từ nguồn ngân sách sang nguồn xã hội hóa, Muay - Kickboxing TP Hồ Chí Minh đang đi trên con đường đúng đắn. Việc tự chủ kinh phí cho một giải đấu là thành công nhỏ mở đầu cho những bước tiến lớn hơn trong tương lai.

Những gương mặt vàng

Kiến trúc sư trong mô hình xã hội hóa thể thao của Muay TP Hồ Chí Minh là ông Giáp Trung Thang, Trưởng bộ môn Muay - Kickboxing TP Hồ Chí Minh. Ông cũng là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn Muay Kickboxing TP Hồ Chí Minh, Tổng thư ký Liên đoàn Muay Đông Nam Á.

Dấu ấn xã hội hóa của Muay TPHCM từ giải vô địch các CLB toàn quốc - Ảnh 2
Ông Giáp Trung Thang (ngoài cùng bên phải) là người đã thành công cùng Muay trên cả ba vị trí: VĐV, HLV và nhà quản lý thể thao

Khi còn thi đấu, ông Giáp Trung Thang là một trong những VĐV thuộc thế hệ đầu tiên của Muay Việt Nam. Ít ai biết, ông từng giành HCB Á vận hội 1998 tại Thái Lan, nơi Muay được chọn làm môn thi đấu biểu diễn. Sau khi nghỉ thi đấu, ông chuyển sang công tác huấn luyện và sớm gây ấn tượng.

Xét trên nhiều góc độ, ông Giáp Trung Thang đã gặt hái thành công ở 3 vị trí khác nhau: Vận động viên, Huấn luyện viên, Nhà quản lý thể thao. Đây là trường hợp rất hiếm gặp, ngay cả trên bình diện thể thao quốc tế. Nhưng bản thân ông Giáp Trung Thang không thể có được thành công như hiện tại, nếu như ông không có những học trò, cộng sự hỗ trợ đắc lực.

Người học trò được biết đến nhiều nhất của ông Giáp Trung Thang không ai khác ngoài Nguyễn Trần Duy Nhất. Từ một VĐV trẻ yêu thích Võ cổ truyền, Duy Nhất đã trở thành người mở đường, thúc đẩy phong trào tập luyện, thi đấu Muay tại Việt Nam lên một cấp độ cao chưa từng có.

Bên cạnh Duy Nhất, ông Giáp Trung Thang còn đào tạo nhiều VĐV xuất sắc cho Muay Việt Nam như Võ Văn Đài, Nguyễn Phú Hiển, Huỳnh Hà Hữu Hiếu... Họ đều có những thành tích đáng ngưỡng mộ. Và khi gây dựng sự nghiệp riêng, tất cả đều chọn tiếp tục gắn bó với võ thuật như một cách tri ân.

TIN LIÊN QUAN

Nhận định bóng đá