TUNTHETHAO365.ORG
facebook tiktok youtube
Gửi bài
back-to-top
Bóng đá Bóng đá Việt Nam Đội tuyển Việt Nam

Cựu bác sĩ ĐT Việt Nam: Cầu thủ chấn thương có thể tái phát bất cứ lúc nào, Đình Trọng cũng thế

Thứ bảy, 04/09/2021 19:49 (GMT+7)

Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy, người từng có nhiều năm gắn bó với ĐT Việt Nam đã chia sẻ với Xxsmienbac.com về vấn đề tái phát chấn thương của một số tuyển thủ quốc gia, trong đó có trung vệ Trần Đình Trọng.

Đội tuyển Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về lực lượng khi liên tiếp có các trụ cột gặp chấn thương trong giai đoạn tập trung chuẩn bị cho vòng loại thứ 3 World Cup 2022. Mới đây nhất là trường hợp của trung vệ Trần Đình Trọng.

Cầu thủ đang khoác áo CLB Hà Nội khiến nhiều người hâm mộ phải lo lắng bởi vấn đề liên quan đến sụn chêm trong vài năm qua, giờ lại tiếp tục gặp chấn thương rách cơ đùi trái. Đình Trọng chắc chắn sẽ vắng mặt trong trận gặp Australia ít ngày tới.

Cựu bác sĩ ĐT Việt Nam: ‘Cầu thủ tái phát chấn thương như Đình Trọng là bình thường’ - Ảnh 1
Đình Trọng lại một lần nữa gia nhập danh sách "thương binh" của đội tuyển Việt Nam. Ảnh: VFF

Chia sẻ với Thethao.vn về trường hợp của Đình Trọng nói riêng và chấn thương trong thi đấu thể thao nói chung, bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy đã có những phân tích rất chi tiết. Ông nói:

“Chuyện tái phát chấn thương, chấn thương mới hay cầu thủ trở nên nặng nề hơn sau khi bình phục chấn thương là chuyện không thể tránh được trong thi đấu thể thao. Khi một tổ chức nào đó trên cơ thể chưa từng gặp vấn đề lại vì nguyên nhân nào đó gặp tổn thương, về sau cấu trúc giải phẫu sẽ không còn được như ban đầu, cầu thủ có thể bị đau bất cứ lúc nào.

Sụn chêm hay dây chằng đã bị tổn thương sẽ không bao giờ được như ban đầu. Hãy tưởng tượng rằng ngay cả một vết rách trên da khi lành rồi, không còn đau nữa cũng vẫn để lại sẹo, không còn được như ban đầu.

Chỉ có một dạng chấn thương có thể hồi phục trở lại gần như bình thường là gãy xương. Nếu tay chân bị gãy mà không ảnh hưởng đến khớp và không quá phức tạp mà được xử trí đúng, đủ thời gian thì có thể trở lại gần như bình thường. Còn tất cả các vị trí khác khi đã bị chấn thương rồi thì đều có thể bị đau lại bất cứ lúc nào”, bác sĩ Thủy cho biết.

Cựu bác sĩ ĐT Việt Nam: ‘Cầu thủ tái phát chấn thương như Đình Trọng là bình thường’ - Ảnh 2
Nhiều tuyển thủ Việt Nam phải tập riêng trước khi chốt danh sách sang Saudi Arabia. Ảnh: VFF

Bác sĩ Thủy khẳng định rằng đội ngũ y tế của đội tuyển Việt Nam có một quy trình xử lý rất khoa học, nhưng đôi khi có những dạng chấn thương mà trên thế giới hiện nay vẫn chưa có công nghệ nào có thể điều trị dứt điểm.

“Tôi khá may mắn khi trong quá trình làm việc ở đội tuyển không gặp trường hợp nào chấn thương nào bị đi bị lại. Sau khi tập trung đội tuyển, các bác sĩ đội tuyển sẽ khám sàng lọc rất kỹ. Trường hợp nào tôi tiên lượng có thể chơi được hay không chơi được đều sẽ báo cáo cho HLV trưởng, dự đoán thời gian cần để hồi phục.

Chỉ có một trường hợp đặc biệt khi tôi đang làm việc ở CLB Thanh Hóa là Ngô Hoàng Thịnh. Lúc đó, Hoàng Thịnh bị rách sụn chêm bánh chè. Tôi báo cáo HLV Nguyễn Hữu Thắng là không thể dùng Hoàng Thịnh được đâu. Nhưng anh Thắng vẫn gọi lên vì cậu ấy rất quan trọng. Khi lên tuyển thì cậu ấy không thể đá đúng phong độ.

Gần đây có trường hợp của Đình Trọng gặp chấn thương sụn chêm mà bị đi bị lại. Khi tôi còn làm việc ở đội tuyển và U23 Việt Nam có Đoàn Văn Hậu, Bùi Tiến Dũng hay Văn Toàn cũng gặp vấn đề ở sụn chêm nhưng chỉ ở một mức độ nào đó. Khi sụn chêm đã bị tổn thương, một bên sụn chêm bị mỏng đi khiến cho trọng tâm cơ thể dồn vào bên đầu gối đã bị tổn thương, trước sau thì cũng sẽ hỏng, không bao giờ điều trị được để trả lại nguyên vẹn ban đầu.

Cựu bác sĩ ĐT Việt Nam: ‘Cầu thủ tái phát chấn thương như Đình Trọng là bình thường’ - Ảnh 3
Chấn thương của Đình Trọng không thể hồi phục hoàn toàn. Ảnh: VFF

Trên thế giới chưa có ai làm được điều đó. Chỉ có một cách để tập làm sao cho gân chân cho khỏe lên và tiêm huyết tương giàu tiểu cầu để làm sao cho khớp không bị hỏng nhanh. Ví dụ 10 năm hỏng 10 phần thì khi mình chăm sóc tốt chỉ hỏng 6,7 phần. Thế giới vẫn đang bó tay với dạng chấn thương kiểu này.

Một số VĐV khi ở CLB bị chấn thương dai dẳng nhưng khi lên đội tuyển, tôi nhận thấy mức độ chấn thương không quá nghiêm trọng thì tôi sẽ dùng tất cả phương pháp phục hồi trong khả năng của mình khoảng vài ngày, nếu cầu thủ có thể đáp ứng được khối lượng vận động như yêu cầu thì sẽ báo cáo lại HLV trưởng.

Còn các trường hợp tôi tiên lượng mất nhiều thời gian hơn cũng không thể có được kết quả như mong muốn thì có thể đề xuất với HLV đưa về CLB hoặc gửi đi điều trị ở đâu đó. Tôi sẽ có báo cáo chi tiết gửi về liên đoàn về trường hợp của VĐV, nêu ra vấn đề mà VĐV đó đang gặp phải, giải quyết như thế nào, trong bao lâu… để Liên đoàn gửi về CLB.

Với các VĐV đã có nhiều đóng góp quan trọng cho đội tuyển thì sẽ được gửi đi điều trị ở những cơ sở đúng chuyên khoa để bạn ấy được điều trị một cách tốt nhất. VĐV chấn thương nặng khó có thể đi theo đội tuyển để điều trị vì nhiều trường hợp đòi hỏi những công nghệ cao, máy móc cồng kềnh và thời gian rất dài.

Tôi cũng từng làm đơn đề xuất gửi Liên đoàn cho nhiều trường hợp cầu thủ có đóng góp lớn tại CLB để tạo điều kiện cho cầu thủ đó đi tỉnh khác hoặc nước ngoài để điều trị, phẫu thuật.”, bác sĩ Thủy nói thêm.

TIN LIÊN QUAN

Nhận định bóng đá