TUNTHETHAO365.ORG
facebook tiktok youtube
Gửi bài
back-to-top
Bida

Chủ tịch WPA ngầm tố Matchroom vi phạm thỏa thuận, đóng vai nạn nhân dù là thủ phạm

Thứ năm, 26/10/2023 13:45 (GMT+7)

Ishaun Singh, chủ tịch WPA đã có những chia sẻ về xung đột giữa Liên đoàn bida lỗ thế giới và Matchroom, trong đó ông ngầm ám chỉ việc Matchroom vi phạm thỏa thuận là nguyên nhân dẫn đến màn "trở mặt thành thù".

Mới đây, Ishaun Singh - chủ tịch WPA đã có những chia sẻ với Mike Molina - chủ blog Window’s Open, một trong những blog nổi tiếng và uy tín nhất của cộng đồng Billiard Pool trên Facebook về xung đột giữa WPA và Matchroom. Mike Molina chủ động đưa ra lời mời, Ishaun Singh đồng ý tham gia buổi phát sóng trực tiếp kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ trên Facebook Window’s Open.

Chủ tịch WPA ngầm tố Matchroom vi phạm thỏa thuận, đóng vai nạn nhân dù là thủ phạm - Ảnh 1
Chủ tịch WPA, Ishaun Singh ngầm tố Matchroom vi phạm thỏa thuận, đóng vai nạn nhân dù là thủ phạm

Mối quan hệ giữa Matchroom và WPA - Từ đối tác thân thiết thành đối đầu

Vào năm 2019, Matchroom và WPA đi đến một thoả thuận về quyền “cấp phép cho Matchroom tổ chức World Pool Championship, hay được hiểu là giải “Vô địch Thế giới 9 bi”. Thực tế, Matchroom là đối tác thân thiết với WPA trong hai thập kỷ trước đó, là đơn vị tổ chức World Pool Championship giai đoạn 1999 tới 2007 (trước khi giải đấu này tạm hủy 2 năm do khủng hoảng kinh tế thế giới). Tuy nhiên, hợp đồng giữa Matchroom và WPA ở lần tái ký năm 2019 có bao gồm một số điều khoản ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG: 

- Matchroom sẽ xây dựng một hệ thống xếp hạng (ranking) riêng ở bộ môn Pool 9 bi 

- Suất tham dự World Pool Championship sẽ được Matchroom phân bổ theo cơ cấu sau: 

+ 2 năm đầu tiên: 64 suất do Matchroom chỉ định dựa trên bảng xếp hạng ranking của Matchroom. Phần còn lại do WPA phân bổ với các liên đoàn thành viên.

+ Từ năm 2024: WPA có 28 suất phân bổ cho các liên đoàn thành viên, bao gồm 1 suất do WPA chỉ định dựa trên bảng xếp hạng của WPA. Phần còn lại theo bảng xếp hạng của Matchroom. 

Nguồn cơn của xung đột

Một trong những vấn đề gây tranh cãi suốt thời gian dài, đặc biệt là khi Matchroom giới thiệu hệ thống WNT (World Nineball Tour) cũng như ranking của riêng họ, đó là: WNT Ranking và WPA Ranking xung đột với nhau ở đâu?

Chủ tịch WPA ngầm tố Matchroom vi phạm thỏa thuận, đóng vai nạn nhân dù là thủ phạm - Ảnh 2
Hệ thống ranking là nguồn cơn của xung đột giữa WPA và Matchroom

Theo hợp đồng đã ký như thông tin mà Ishaun Singh chia sẻ, WPA đồng ý với ranking của Matchroom, nhưng là một dạng ranking phục vụ riêng hệ thống WNT của Matchroom. Website của WPA cũng từng giới thiệu về hệ thống này và có tạo mục riêng cho WNT, với một điều kiện: Ranking của Matchroom không được xung đột với lợi ích của WPA và các liên đoàn thành viên, đặc biệt là các liên đoàn thành viên đang nhận tiền ngân sách từ chính phủ của họ để trả lương, hỗ trợ VĐV thi đấu quốc tế.

Hai bên đã ký hợp đồng với những điều khoản này, và mọi chuyện đều êm đẹp cho tới khi Hanoi Open 2023 (tiền thân là Asian Open 2023) xuất hiện.

Hanoi Open 2023 - Đỉnh điểm của xung đột giữa WPA và Matchroom

Theo thông tin từ chủ tịch WPA Ishaun Singh, lịch thi đấu từ đầu năm của WPA đã  bao gồm thông tin công bố Qatar Open 2023. Hanoi Open 2023 chỉ được thông báo vào Quý 3 bởi Matchroom, tuy không trùng ngày Qatar Open nhưng diễn ra ở thời điểm rất sát Qatar Open và việc đó gây khó khăn với cả Ban tổ chức lẫn các cơ thủ tham dự. Mặt khác, một sự kiện “khởi động” Hanoi Open là Peri Open được công bố đột ngột, diễn ra trùng thời điểm với Qatar Open. 

Đây là “giọt nước tràn ly” bởi xung đột lợi ích, khiến WPA phải hành động vì một “tiến trình lịch sử vô cùng quan trọng”. Cụ thể, sau năm 2007, Matchroom không tiếp tục tổ chức World Pool Championship. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng xoá sổ Pool khỏi sóng truyền hình Star Sports và ESPN, đẩy môn thể thao này vào thời kỳ đen tối. Tới năm 2010, Qatar đã tình nguyện đưa World Pool Championship về Doha và bền bỉ tổ chức giải đấu này tới hết 2019, trước khi COVID-19 bùng nổ. 

Chủ tịch WPA ngầm tố Matchroom vi phạm thỏa thuận, đóng vai nạn nhân dù là thủ phạm - Ảnh 3
Có thể coi Hanoi Open là "giọt nước tràn ly" khiến xung đột giữa WPA và Matchroom bị đẩy lên cao trào

Trong những giai đoạn khó khăn nhất, Qatar đã đứng ra cứu vớt World Pool Championship. Thế nên khi Qatar tiếp tục đứng ra tổ chức Qatar Open 2023 với mục tiêu tái khởi động pool trên lãnh thổ châu Á với phần thưởng 50.000 USD cho nhà vô địch, họ cảm thấy cuộc chơi không được tuân thủ. Cần nhớ rằng, chủ tịch ACBS - Liên đoàn Billiard Châu Á chính là người Qatar. 

Vì vậy, quyết định của ACBS với các VĐV thuộc liên đoàn thành viên châu Á là phải lựa chọn: Hoặc tôn trọng “cấu trúc Olympic”, hoặc “rời khỏi các cuộc chơi có yếu tố Olympic - được hiểu là thể thao thành tích cao nhận ngân sách nhà nước”. Điều này dẫn tới án phạt lên 123 VĐV châu Á tham dự Hanoi Open và Peri Open (bao gồm đoàn VĐV của Singapore do quốc gia này tự ý tổ chức World Billiards mà không thông qua ACBS). Những VĐV này bị tước tư cách “VĐV đại diện cho quốc gia”. Hiểu đơn giản: Aloysius Yapp, Carlo Biado, Johann Chua, Nguyễn Anh Tuấn, Đỗ Thế Kiên… sẽ không được tham gia giải VĐQG cũng như đại diện cho tổ quốc dự SEA Games. 

"Thể thao thành tích cao nhận ngân sách nhà nước” là gì?

Là các VĐV được nhận lương nhà nước dựa vào ngân sách phân bổ của ngành thể thao địa phương hoặc trung ương. Trong trường hợp của Việt Nam, có khoảng trên dưới 40 VĐV nam và khoảng 15 VĐV nữ đang được nhận lương cố định hàng tháng. Mức lương trung bình khoảng 12 triệu đồng với VĐV nam và 10 triệu đồng với VĐV nữ. Một số trường hợp cụ thể được nhận lương như sau: Tạ Văn Linh khoảng  12 triệu đoàn Hà Nội, Đỗ Hoàng Quân khoảng 11 triệu đoàn Đà Nẵng, Nguyễn Phúc Long và Dương Quốc Hoàng khoảng 15 triệu đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM.

Với các quốc gia khác, có thể kể tới các trường hợp sau:

- Joshua Filler: nhận học bổng chính phủ Đức theo chương trình “đào tạo tài năng thể thao có tố chất thiên tài” từ năm 9 tuổi, bao gồm toàn bộ học phí, sinh hoạt phí, lương và chi phí đi lại. 

- Aloysius Yapp: Nhận học bổng chính phủ Singapore theo chương trình “VĐV thể thao tài năng theo WPA ranking” từ năm 2020, được chi trả toàn bộ chi phí di chuyển khắp thế giới và lương thưởng 

- Liên đoàn Billiard Ba Lan: Mức đầu tư 3,5 triệu euro/năm cho khoảng 15 VĐV trọng điểm, bắt đầu từ năm 2016 với dự án “Tìm kiếm nhà vô địch thế giới” .

TIN LIÊN QUAN

Nhận định bóng đá