TUNTHETHAO365.ORG
facebook tiktok youtube
Gửi bài
back-to-top
Bóng đá Bóng đá Pháp Ligue 1

Ai đứng sau bơm tiền cho PSG chiêu mộ Messi, tung hoành khắp châu Âu?

Thứ tư, 11/08/2021 21:45 (GMT+7)

Sau khi PSG chiêu mộ Lionel Messi, Neymar, Mbappe với những mức giá trên trời, người ta tự hỏi ai đang đứng sau đại gia nước Pháp?

Thương vụ Lionel Messi vừa được hoàn tất vào ngày 11/8. Tiền đạo người Argentina chuyển đến PSG thi đấu với tư cách là cầu thủ tự do, nhưng trên thực tế đội bóng này sẽ phải chi ra 130 triệu euro để trả lương trong vòng 2 năm, chưa tính tới tiền lót tay cũng lên đến hàng chục triệu euro. 

Theo thống kê trong 10 năm qua, đội chủ sân Công viên các hoàng tử đã chi ra 1,3 tỷ euro cho các thương vụ Javier Pastore, Thiago Silva, Zlatan Ibrahimovic, Edinson Cavani, David Luiz, Angel Di Maria, Neymar, Kylian Mbappe và Mauro Icardi. Nếu tính cả số tiền trả lương, con số này có thể lên tới gần 2,5 tỷ euro. 

Chục năm qua, PSG đã thâu tóm gần hết những ngôi sao hàng đầu thế giới với mức giá 'trên trời'. Đây là điều mà gần như tất cả các đội bóng trên thế giới đều không làm được. Người hâm mộ túc cầu đôi lúc tự hỏi, ai đang đứng sau và bằng cách nào họ có thể vung tiền giúp PSG tung hoành khắp châu Âu?

Ai đứng sau PSG chiêu mộ Messi, tung hoành khắp châu Âu? - Ảnh 1
PSG chiêu mộ Messi là thương vụ bom tấn hè 2021

Thu nhập đối với một CLB bóng đá chủ yếu đến từ 3 nguồn chính, đó là nhà tài trợ, tiền bán vé và kinh doanh các sản phẩm xung quanh trận đấu, cuối cùng là bản quyền truyền hình. Đối với một số CLB còn có cả tiền bán cầu thủ, nhưng đội bóng như vậy không nhiều.

Về vấn đề tài trợ, hiện nay, đội bóng Pháp đã ký hợp đồng với các đối tác toàn cầu là hãng đồ thể thao Nike, tập đoàn kinh doanh khách sạn Accor, hãng hàng không Qatar Airways, trung tâm y học thể thao Aspetar, công ty truyền thông BeiN Sports, nhãn hàng Nivea Men, sàn thương mại Ooredoo, Orange, công ty game EA Sports, đại diện du lịch Qatar, Rwanda và công ty cho thuê ô tô Auto Hero. Ngoài ra, còn nhiều đối tác địa phương khác, tùy thuộc vào từng đất nước hoặc khu vực.

Trong 12 cái tên kể trên, có tới 5 cái tên đến từ Qatar, đất nước Hồi giáo nằm ở Trung Đông (châu Á). Còn lại là các công ty, tập đoàn của Pháp cùng với Nike, nhà tài trợ áo đấu chính.

Theo báo cáo của các tập đoàn kiểm toán lớn, tổng doanh thu mùa giải 2018/19 của PSG rơi vào khoảng 650 triệu euro, giúp họ có một nền tài chính vững vàng để chiêu mộ cầu thủ. Trong đó, hai thương vụ của Nike và Accor mang về cho họ khoảng 125 triệu euro mỗi năm (trong đó, Accor chi ra 50 triệu, Nike chi 75 triệu). Tiền bản quyền truyền hình, tiền bán vé, kinh doanh dịch vụ sân vận động và bán áo đấu mỗi năm đem tới số tiền khoảng 300 triệu euro (bán vé hơn 110 triệu euro, bản quyền truyền hình Ligue 1 và Champions League hơn 120 triệu, còn tiền bán áo đấu khoảng 60 triệu). Mặc dù vậy, trong 2 mùa gần đây thì con số này giảm mạnh.

Ai đứng sau PSG chiêu mộ Messi, tung hoành khắp châu Âu? - Ảnh 2
Quốc vương Tamim bin Hamad thuộc họ Al Thani, người đứng đầu nhà nước Qatar

Như vậy, trong năm 2019 thì nhóm tài trợ còn lại gánh ít nhất 213 triệu euro để giúp PSG có 637 triệu euro doanh thu. Công ty Emirates (của UAE) từng công bố hợp đồng chi tiết, với số tiền chỉ là 25 triệu euro/năm nhưng hiện nay đã rút lui. Khi đó, họ còn là nhà tài trợ áo đấu. Trong bối cảnh các đơn vị Orange, EA Sports, du lịch Rwanda hay Auto Hero không mang về quá 40 triệu euro mỗi năm, các nhà tài trợ còn lại gồm Qatar Airways, Aspetar, BeiN Sports, Ooredoo và công ty du lịch Qatar đã chi ra phần lớn trong số gần 180 triệu euro/năm cho PSG. Con số này còn được dự báo cao hơn nữa khi mà thu nhập từ bán vé, kinh doanh sân vận động giảm mạnh trong năm 2021 nhưng báo cáo tài chính chỉ ra đội vẫn thu về gần 570 triệu euro.

Tất cả 5 công ty kể trên đều có chung chủ sở hữu là Cơ quan đầu tư Qatar, vốn thuộc về chính quyền nước này hay chính xác hơn là Quốc vương Tamim bin Hamad Al Thani, người đứng đầu nhà nước. Năm 2011, Quốc vương họ Al Thani cũng chỉ đạo Quỹ phát triển thể thao Qatar mua lại phần lớn cổ phần của PSG trước khi trở thành cổ đông duy nhất vào năm 2012.

Như vậy, Quốc vương Qatar vừa là ông chủ gián tiếp của PSG, vừa trực tiếp chỉ đạo các dòng tiền đang tài trợ cho đội chủ sân Công viên các hoàng tử. Có thể nói, ông chính là người đứng sau thương hàng loạt thương vụ đình đám mà PSG đã thực hiện trong 10 năm qua, như Mbappe, Neymar hay Messi.

TIN LIÊN QUAN

Nhận định bóng đá